Điểm khác nhau giữa TDS và độ mặn
– Như chúng ta đã biết, nước là một phần không thể thiếu trong cuộc sống. Bao gồm cả nước uống, nước sinh hoạt và nước trồng trọt tưới tiêu.
– Trong nước có chứa rất nhiều hợp chất khác nhau mà mắt thường không thể nhận biết được.
– Dù cho bất kì loại nước nào cũng phải cần xác định nồng độ các chất có trong nước. Ví dụ như độ pH, độ dẫn điện (EC), độ mặn, TDS (Tổng chất rắn hòa tan), ORP (oxi hóa khử),…
– Nhiều người cho rằng, chỉ số TDS cũng là độ mặn của nước. Như vậy liệu có thật sự chính xác. Chúng ta cùng tìm hiểu thêm ở bài viết này nhé.
Độ mặn của nước là gì?
– Theo định nghĩa cơ bản, độ mặn là tổng nồng độ của tất cả các muối hòa tan trong nước. Độ mặn dc kí hiệu S 0/00. Đơn vị của độ mặn ppm (phần triệu) hoặc ppt (phần ngàn)
– Có nhiều loại muối hòa tan khác nhau góp phần vào độ mặn của nước. Các ion chính trong nước biển là: clorua, natri, magiê, sunfat, canxi, kali, bicarbonate và brom.
– Hầu hết các hồ và sông đều có muối kim loại kiềm và kiềm thổ, với canxi, magiê, natri, cacbonat và clorua chiếm tỷ lệ cao trong thành phần ion.
TDS trong nước là gì?
– TDS là từ viết tắt của Total dissolved solids. Tên gọi khác là tổng chất rắn hòa tan có trong nước.
– TDS bao gồm hàm lượng hòa tan của tất cả các chất vô cơ và hữu cơ ở dạng phân tử hoặc ion hóa hoặc hạt nhỏ
– Tổng chất rắn hòa tan (TDS) kết hợp tổng của tất cả các hạt ion nhỏ hơn 2 micron (0,0002 cm). Bao gồm tất cả các chất điện giải tách rời tạo nên nồng độ mặn, cũng như các hợp chất khác như chất hữu cơ hòa tan. Trong nước thải hoặc khu vực bị ô nhiễm, TDS có thể bao gồm các chất hữu cơ (như hydrocarbon và urê) ngoài các ion muối
– TDS cũng có thể ảnh hưởng đến hương vị của nước. Và thường cho thấy độ kiềm hoặc độ cứng cao. Đơn vị của TDS là mg/L hoặc ppm (phần triệu).
Điểm khác nhau giữa độ mặn và TDS
– Mặc dù đơn vị đo của 2 chỉ tiêu nước này giống nhau, nhưng không thể dùng chỉ số TDS để dùng cho độ mặn của nước.
– Độ mặn chỉ bao gồm những các muối hòa tan trong nước, cũng như các ion muối như Na+, Ca2+, Mg2+, Fe3+, NH4+, Cl–, SO42-, HCO3–, CO32-, NO2–, NO3–
– Còn chỉ số TDS bao gồm cả những chất tạo thành độ mặn và các chất hữu cơ khác nữa.
– Hai chỉ tiêu nước này khác nhau hoàn toàn. Vì thế không thể dùng thiết bị đo TDS để đo độ mặn được. Ngoại trừ trường hợp thiết bị đó có tích hợp đo được cả 2 chỉ tiêu này
Một số thiết bị đo TDS và độ mặn thường dùng
– Bút đo TDS AD31. Là thiết bị dùng để đo TDS, EC và nhiệt độ của nước. Có thang đo TDS: 0-2000ppm, độ phân giải: 1ppm, độ chính xác: +/- 2% trên thang đo
– Thang đo độ dẫn (EC): 0-3999 µS/cm, độ phân giải: 1 µS/cm, độ chính xác: +/- 2% trên thang đo
– Chuẩn máy bằng dung dịch chuẩn 1413
XEM THÊM MỘT SỐ MÁY ĐO TDS KHÁC TẠI ĐÂY
– Thiết bị đo độ mặn AZ 8371, AZ 8372, AZ 8373. Là những thiết bị đơn giản nhất, dễ sử dụng nhất hiện nay.
– Ngoài ra còn có một số thiết bị khác như Gondo 7021, CD-104, Gondo 8200…
– Với Gondo 7021 được tích hợp đo độ mặn, TDS, EC và nhiệt độ. Sử dụng dung dịch chuẩn nồng độ 1413uS chai 50ml. Và đi kèm vali xách tay tiện lợi.
– Máy CD-104 là loại máy cầm tay với điện cực rời. Thích hợp để đo dưới sông suối, ao hồ, phòng thí nghiệm, các nhà máy… Dùng để đo các chỉ tiêu độ mặn, TDS, EC và nhiệt độ
– Gondo 8200 là bút đo đa chỉ tiêu. Đo được pH, ORP, TDS, EC, độ mặn. Tích hợp tất cả các thang đo vào cùng 1 thiết bị. Thuận tiện cho người sử dụng
XEM THÊM CÁC THIẾT BỊ ĐO CHỈ TIÊU NƯỚC KHÁC TẠI ĐÂY
Công ty TNHH Thiết Bị Khoa Học Khang Kiên chuyên cung cấp các thiết bị đo chỉ tiêu nước. Uy tín, giá rẻ, thiết bị bền.
Sản phẩm được nhập khẩu trực tiếp và phân phối tại Việt Nam
Quý khách có nhu cầu mua sản phẩm xin vui lòng liên hệ Ms Lệ
Hotline 0938 222 991 hoặc kết nối ZALO – FACEBOOK để được tư vấn thêm